Các biến thể của MiG-19 Mikoyan-Gurevich MiG-19

MiG-19 với giá treo vũ khíMiG-19PM
  • MiG-19 (NATO: "Farmer-A") - phiên bản sản xuất đầu tiên, trang bị vũ khí 3 khẩu pháo 23 mm NR-23.
  • MiG-19P (NATO: "Farmer-B") - trang bị rada RP-1 Izumrud ở mũi, 2x 23 mm NR-23 (sau này là 2x 30 mm NR-30) ở cánh, có giá treo tên lửa không điều khiển ở mỗi cánh, có sự cải tiến khí động lực giống MiG-19S; sau này được lắp tên lửa không đối không Vympel K-13 (AA-2 'Atoll'), bắt đầu phục vụ năm 1955.
  • MiG-19PG - MiG-19P với hệ thống truyền dữ liệu mặt đất Gorizont-1.
  • MiG-19S (NATO: "Farmer-C") - làm dài phần đuôi, bộ phận chuyển động, 3 phanh không khí sau sườn bụng, máy thu điều hướng Svod, 3 khấu pháo 30 mm NR-30, lắp thêm giá đỡ tên lửa không điều khiển hoặc bom FAB-250 dưới mỗi cánh, bắt đầu phục vụ năm 1956.
  • MiG-19SF - sản xuất sau MiG-19S với động cơ RD-9BF-1 của MiG-19R.
  • MiG-19SV - phiên bản chống khí cấu do thám trên độ cao lớn, bay cao 68.044 ft (20.740 m), bắt đầu phục vụ năm 1956.
  • MiG-19SVK - MiG-19SV với cánh mới.
  • MiG-19SU (SM-50) - phiên bản bay cao để ngăn chặn Lockheed U-2; trang bị thùng chứa nhiên liệu phụ giá lắp tên lửa, đã bị loại bỏ không sản xuất do gặp vấn đề về hệ thống điều khiển và hiện tượng bổ nhào quay tròn khi bắt đầu bay với vận tốc âm thanh trên độ cao lớn.
  • MiG-19R - phiên bản trinh sát từ MiG-19S với những chiếc camera thay thế cho pháo ở phần mũi, sử dụng động cơ RD-9BF-1.
  • MiG-19PF - phiên bản một chỗ trang bị radar, đây là máy bay tiêm kích đánh chặn mọi thời tiết. Chế tạo với số lượng nhỏ.
  • MiG-19PM (NATO: "Farmer-E") - không trang bị pháo, mang 4 quả tên lửa điều khiển bằng sóng radio Kaliningrad K-5M NATO: AA-1 'Alkali'), bắt đầu sản xuất năm 1957.
  • MiG-19PML - MiG-19PM với hệ thống truyền dữ liệu mặt đất Lazur.
  • MiG-19PU - mang hệ thống rocket giống MiG-19SU.
  • MiG-19PT - MiG-19P mang tên lửa Vympel K-13 (NATO: AA-2 'Atoll').
  • MiG-19M - máy bay mục tiêu không người lái cải tạo từ MiG-19 và MiG-19S.
  • SM-6 - 2 chiếc MiG-19P cải tạo thành phòng thí nghiệm bay thử nghiệm Grushin K-6 phát triển AAM (có ý định phát triển cho máy bay chiến đấu Sukhoi T-3) và rada Almaz-3.
  • SM-12 - mẫu máy bay chiến đấu mới, có 4 chiếc được sản xuất, phát triển thành MiG-21.
  • SM-20 - mẫu thử nghiệm phóng tên lửa hạt nhân tầm thấp Raduga Kh-20 (NATO: AS-3 'Kangaroo').
  • SM-30 - phiên bản dùng công nghệ zero-length launch (ZEL) với giá đỡ rocket PRD-22.
  • SM-K - có thể phóng tên lửa hạt nhân tầm thấp cho thử nghiệm Raduga K-10 (NATO: AS-2 'Kipper').
  • Avia S-105 - MiG-19S được sản xuất ở Tiệp Khắc với giấy phép của Liên Xô.
  • Lim 7 - phiên bản MiG-19 của Ba Lan
  • Shenyang J-6 - phiên bản MiG-19 của người Trung Quốc. Phiên bản này được đưa vào phục vụ trong không quân Pakistan với tên gọi F-6. F-6 sau này được cải tiến để mang được tên lửa AIM-9 Sidewinder.